Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy

Admin

1 Tổng quan (Giới thiệu chung) về Acrylic Acid

1.1 Tên gọi

Tên gọi khác: 

2-Propenoic AcidPropenoate
Prop-2-enoic AcidGlacial Acrylic Acid
Vinylformic AcidKyselina Akrylova
Propenoic Acid9003-01-4
Acroleic AcidRCRA waste number U008
Ethylenecarboxylic AcidAcide Acrylique
Propene AcidAcido Acrilio

1.2 Công thức hóa học

CTCT: Tá dược có công thức hóa học là C3H4O2 (CH2=CHCOOH) và có khối lượng phân tử bằng 72.06 g/mol.

Acrylic Acid là gì? Acrylic Acid là một Acid Monocacboxylic không bão hòa, trong đó nhóm Alpha và Beta được thay thế bằng bằng Ethylene và nhóm Cacboxyl. Hoạt chất là một Acid không no đơn giản nhất.

Công thức cấu tạo của Acrylic Acid

2 Tính chất của Acrylic Acid

2.1 Tính chất vật lý 

Trạng thái: Acrylic Acid tồn tại ở dạng chất lỏng hoặc chất rắn không màu (ở nhiệt độ dưới 55 độ F). Hoạt chất có mùi chát đặc trưng, dễ cháy nổ và có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng nếu tiếp xúc, phơi nhiễm thường xuyên. 

Tính tan: Hoạt chất có thể dễ dàng hòa tan trong nước (1000mg/ml), có thể dễ dàng hòa trộn được với Ethanol, Ethyl Ether. Ngoài ra nó cũng hòa tan được trong Aceton, Benzen, Cacbon Tetraclorua.

Điểm sôi: Hoạt chất sôi ở nhiệt độ 141,20°C ở 760,00 mmHg.

Điểm nóng chảy: Hoạt chất nóng chảy ở nhiệt độ 13,5°C. Acrylic Acid bị phân hủy nhanh chóng trong khí quyển do sự tấn công quang hóa vào liên kết đôi.

Mật độ: 1,0511g/cm3 ở 20°C.

Nhiệt cháy: -1368,4 kJ/mol.

Nhiệt hóa hơi: 10.955,1 gcal/gmol.

Chỉ số khúc xạ: 1,4224 ở 20°C/D, 1,4185 ở 25°C.

2.2 Tính chất hóa học 

Acrylic Acid có các phản ứng đặc trưng của Acid Carboxylic, khi cho tác dụng với Alcohol sẽ thu được Este tương ứng. Các dạng Este hoặc muối của hoạt chất thường được gọi chung là Acrylat.

Acrylic Acid và các hoạt chất Este có thể dễ dàng phối hợp với nhau bằng các phản ứng hóa học, kết quả là tạo ra Acid Polyacrylic hoặc các Monome khác. 

2.3 Tạp chất

Acrylic Acid được sản xuất tiêu chuẩn có chứa 98,0% Acrylic Acid (theo trọng lượng), tối đa 0,5% trọng lượng nước và 0,045-0,055 mg/kg (ppm).

Acrylic Acid có 1 lượng nhỏ chất ức chế trùng hợp thường là Hydroquinone Monomethyl Ether. Đây là một hoạt chất gây mẫn cảm da đã biết ở chuột lang. Các chất ức chế khác cũng có thể lẫn trong Acrylic Acid như Phenothiazine và Diphenyl-p-phenylenediamine, đây có thể là những yếu tố gia tăng nguy cơ mẫn cảm trên da của hoạt chất.

3 Ứng dụng của Acrylic Acid

Trong đời sống, Acrylic Acid được sử dụng để sản xuất các vật liệu Nhựa, giúp đánh bóng sàn. Hoạt chất được sử dụng nhằm tăng độ phân tán và độ nhớt của sơn, giúp sơn có độ loang tốt hơn và lên màu đẹp hơn. 

Axit acrylic cũng được sử dụng làm chất trung gian hóa học để điều chế ra các hóa chất khác như Ethyl Acrylate, N-Butyl Acrylate, Methyl Acrylate, 2-ethylhexyl Acrylate,... Phần lớn lượng Acrylic Acid được sản xuất ra sẽ được Este hóa để tạo ra các hoạt chất siêu thấm có mặt trong tã lót hoặc các sản phẩm vệ sinh hàng ngày. 

Trong y học, Acrylic Acid được sử dụng nha khoa để làm tấm nha khoa, răng nhân tạo hoặc xi măng chỉnh hình.

Hàng năm ước tính có đến hơn 1000 kiloton hoạt chất Acrylic Acid được điều chế để phục vụ cho mục đích thương mại, y tế.

4 Độ ổn định và bảo quản

Hoạt chất có độ ổn định thấp và dễ gây ra cháy nổ ở nhiệt độ trên 48°C. Khi bảo quản Acrylic Acid cần để trong thùng kín, bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ duy trì ở ngưỡng thấp và cần tránh để ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.

5 Quá trình sản xuất

Trong công nghiệp, Acrylic Acid được sản xuất chủ yếu từ Propylen.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy Acrylic Acid có thể được tổng hợp từ Propan - một nguyên liệu dễ tìm và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với Propylen. Do đó các nhà nghiên cứu đang phát triển quá trình chuyển hóa Propan thành Acrylic Acid.

6 Độc tính của Acrylic Acid

Hoạt chất có thể gây kích ứng nghiêm trọng khi tiếp xúc trực tiếp. Acrylic Acid có thể gây ăn mòn da, ảnh hưởng đến đường hô hấp, tiếp xúc với mắt có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng không có khả năng hồi phục. Việc phơi nhiễm thấp thường không gây ra ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, trong khi phơi nhiễm liều cao, dài ngày có thể gây phù phổi cấp và những biến chứng nguy hiểm trên đường hô hấp. Acrylic Acid được tìm thấy trong khói thuốc lá. 

Chỉ số LD50 Là 340 mg/kg (được thực hiện trên chuột bằng đường uống).

Không có thông tin về ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh sản, nguy cơ phát triển hoặc gây ung thư ở người. Các nghiên cứu về ung thư trên động vật cho thấy cả kết quả tích cực và tiêu cực, tuy nhiên EPA chưa phân loại Acrylic Acid có khả năng gây ung thư.

7 Chế phẩm

 Acrylic Acid trong mỹ phẩm có vai trò gì? Tá dươc thường có thể được ứng dụng trong y học hoặc các dạng muối, Este thường là thành phần tá dược trong thuốc, mỹ phẩm. 

Các chế phẩm chứa Acrylic Acid

8 Thông tin thêm về Acrylic Acid 

Hydrogel dựa trên Poly(Acrylic Acid) có thể phân hủy sinh học đa năng được thâm nhập vào bộ cấy ghép Titan xốp để cải thiện hiệu suất sinh học

Nghiên cứu này đề xuất một cách tiếp cận tổng hợp để cải thiện hiệu suất của bộ cấy ghép thông qua việc sử dụng chất nền Titan xốp để giảm sự không khớp giữa mô đun và xương vỏ não (20-25 GPa). Đồng thời phát triển và ứng dụng vật liệu phân huỷ sinh học.

Theo đó, lớp phủ Polyme gốc Acrylic Acid có khả năng làm giảm sự bám dính và tăng sinh của vi khuẩn, đồng thời tăng cường quá trình tích hợp xương.

Đầu tiên, các chất nền Titan tinh khiết với các độ xốp và phân bố kích thước lỗ khác nhau sẽ được chế tạo bằng cách sử dụng các kỹ thuật giữ không gian. Việc làm này nhằm mục đích thu được các chất nền có đặc tính cơ học và cải thiện độ ma sát. 

Mặt khác, một chất liên kết chéo Diacrylate mới chứa liên kết Disulfide nhạy cảm với tính khử đã được tổng hợp để điều chế Hydrogel dựa trên Poly( Acrylic Acid) có khả năng phân hủy sinh học với chất liên kết ngang 1, 2 và 4%.

9 Tài liệu tham khảo

1.Chuyên giá NCBI, Acrylic acid, PubChem. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.

2.Tác giả Guillermo Martínez, Belén Begines, Eloisa Pajuelo và các cộng sự (đăng ngày 7 tháng 9 năm 2023), Versatile Biodegradable Poly(acrylic acid)-Based Hydrogels Infiltrated in Porous Titanium Implants to Improve the Biofunctional Performance, PubMed Central. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2023.