Hình ảnh trực quan về bệnh Zona

Admin

Bệnh zona là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở dạng mụn nước. Mụn nước zona có thể xuất hiện ra bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở một bên trán hoặc xung quanh một bên mắt.

1. Bệnh zona là gì?

Bệnh zona là một loại phát ban đặc biệt do virus varicella zoster gây ra, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Khi người bệnh tiếp xúc với virus này sẽ gây ra vết loét lan rộng, ngứa ngáy được gọi là thủy đậu. Ngay cả khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, thì virus vẫn còn phát triển trong cơ thể con người. Nó lắng đọng trong các tế bào thần kinh và có thể kích hoạt lại nhiều năm sau đó, gây ra bệnh zona. Nó cũng được gọi là herpes zoster, nhưng nó không liên quan đến virus gây ra mụn rộp sinh dục. Hầu hết những người trưởng thành đều mắc bệnh thủy đậu ít nhất một lần trong đời. Ở một số người, virus hoạt động và di chuyển dọc theo các sợi thần kinh đến da, gây ra phát ban, đau đớn, tình trạng này được gọi là bệnh zona.

Trong tiếng Latinh, “zona” có nghĩa là vành đai. Do vậy, bệnh zona xuất hiện thành một cụm các mụn nước chứa đầy chất lỏng ở dải quanh một bên eo. Mụn nước zona có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng vị trí phổ biến nhất là ở một bên trán hoặc xung quanh một bên mắt. Các mụn nước nhỏ chỉ xuất hiện trên môi hoặc quanh miệng có thể là vết loét lạnh, đôi khi được gọi là mụn nước sốt. Chúng không phải là bệnh zona, mà do virus herpes simplex gây ra.


Hình ảnh mụn nước zona

Hình ảnh mụn nước zona

2. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh zona

Triệu chứng:

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh zona xuất hiện từ một đến năm ngày trước khi phát ban. Những triệu chứng cảnh báo mà người bệnh cảm nhận được ở vị trí phát ban là: ngứa, cảm giác như kiến đốt, đau đớn

Khi cơ thể có những cơn đau cục bộ và phát ban là dấu hiệu của bệnh zona, các triệu chứng khác có thể xuất hiện là: Sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau dạ dày.

Chẩn đoán:

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh zona chỉ bằng cách nhìn vào vị trí phát ban. Nhiều trường hợp trẻ em bị mắc bệnh thủy đậu ở mức độ nhẹ nhưng không được chú ý, khi này virus vẫn có thể tồn tại và hoạt động trở lại. Để giúp ngăn ngừa các biến chứng, điều quan trọng là người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt sau khi phát ban zona xuất hiện.

Mụn nước zona thường đóng vảy trong 7-10 ngày và biến mất hoàn toàn sau hai đến bốn tuần. Ở hầu hết những người khỏe mạnh, các mụn nước không để lại sẹo, và cơn đau, ngứa sẽ hết sau vài tuần hoặc vài tháng. Nhưng những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể phát triển các mụn nước zona không lành kịp thời.

Các biến chứng của bệnh zona:

Nếu phát ban zona xuất hiện quanh mắt hoặc trán, nó có thể gây nhiễm trùng mắt và mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong một số ít trường hợp, virus zona có thể tấn công não hoặc tủy sống. Những biến chứng này thường có thể được ngăn ngừa bằng cách bắt đầu điều trị bệnh zona càng sớm càng tốt.


Zona có thể gây biến chứng đến tủy sống và thần kinh

Zona có thể gây biến chứng đến tủy sống và thần kinh

3. Điều trị bệnh zona

Bệnh zona có thể lây lan, nhưng nó không làm bùng phát bệnh zona mà đôi khi gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ. Vì vậy, bệnh nhân bị zona nên che mụn nước lại, tránh tiếp xúc với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc vắc-xin thủy đậu và những người có thể có hệ thống miễn dịch yếu như bệnh nhân hóa trị.

Ở một số người, cơn đau của bệnh zona có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi phát ban đã lành. Cơn đau này là do các dây thần kinh bị tổn thương trong và bên dưới da, được gọi là đau dây thần kinh postherpetic. Nhiều trường hợp, người bệnh cảm thấy ngứa kinh niên ở khu vực từng bị phát ban. Trong trường hợp nghiêm trọng, cơn đau hoặc ngứa có thể gây ra mất ngủ, giảm cân hoặc trầm cảm.

Một số loại thuốc có tác dụng tiêu diệt virus và làm giảm phát ban như:

Thuốc kháng virus: Các bác sĩ khuyên nên sử dụng ngay thuốc kháng virus khi bệnh zona xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Việc sử dụng thuốc sớm giúp bệnh zona nhẹ hơn và rút ngắn thời gian kéo dài bệnh. Các lựa chọn bao gồm acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) hoặc valacyclovir (Valtrex).

Thuốc giảm phát ban: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc chống ngứa như calamine, có thể giúp bệnh nhân zona giảm đau và ngứa. Nếu xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng hoặc phát ban tập trung gần mắt hoặc tai, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó, có các loại thuốc bổ sung để giảm viêm như corticosteroid.

Chăm sóc tại nhà:

Để tăng tốc độ làm khô vết phồng rộp, hãy thử đặt khăn ướt, mát lên vết phát ban (không sử dụng với kem dưỡng da calamine hoặc các loại kem khác)

Tập thể dục nhẹ nhàng để tạo ra một tâm lý thoải mái.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh Zona

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com